Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Khi nào trẻ cần bổ sung vitamin và khoáng chất bằng thuốc?

Vitamin và các chất khoáng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. Trẻ có sức khỏe bình thường, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ sẽ không bị thiếu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ lớn quá nhanh, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật... sẽ bị thiếu vitamin và khoáng chất.
                                                  
 Ảnh minh họa
Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamin D và  canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu….
Nếu con bạn không may rơi vào nhóm trẻ có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất, thì bổ sung các chất này cho trẻ là việc làm cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất. Nhưng, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ phải hết sức thận trọng, vì chúng cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như bất kỳ thuốc chữa bệnh nào.
Những nguyên nhân nào dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất?
Do cung cấp thiếu:
- Gặp ở các trẻ sống trong những gia đình kinh tế khó khăn nên bữa ăn cho trẻ không bảo đảm chất lượng.
- Do ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày thiếu Vitamin B1. Rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu. Do chế biến thức ăn không đúng như đun đi đun lại nhiều lần. Do các tục lệ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc trẻ không được bú sữa mẹ...
Do mắc một số bệnh lý:
Những trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật... là những trẻ hay bị thiếu Vitamin và chất khoáng. Trẻ bị bệnh sốt rét có thể gây thiếu Vitamin B1 và tình trạng thiếu Vitamin B1 có thể làm phức tạp thêm bệnh sốt rét.
Các nguyên nhân khác:
Gặp ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, các trẻ lớn quá nhanh do nhu cầu Vitamin quá cao so với sự cung cấp của chúng ta hàng ngày
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ ở liều lượng như thế nào là phù hợp?
- Liều bổ sung bao giờ cũng phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày, Trừ trường hợp trẻ đang bị mắc bệnh do thiếu các vitamin và khoáng chất đó thì có thể phải dùng liều cao hơn, trường hợp này phải uống theo sự chỉ dẫn của BS nhi khoa.  vì vậy các bậc phụ huynh cần phải biết nhu cầu hàng ngày các vitamin và khoáng chất này là bao nhiêu
- Các chế phẩm Vitamin và vi chất dinh dưỡng đơn lẻ thường có hàm lượng rất cao, như Vitamin B12 loại 5.000-10.000mcg (cao gấp 800-1.600% nhu cầu hằng ngày), Vitamin C 1.000mg, nguyên tố kẽm 100mg (cao gấp 330-660% nhu cầu hằng ngày)... khi sử dụng cần tham khảo và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của thầy thuốc.
- Các bậc phụ huynh khi sử dụng Vitamin và khoáng chất dưới dạng phối hợp (đa Vitamin, đa khoáng chất...) phải phân biệt rõ ràng công thức cho trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 4 tuổi. 
- Vitamin là những yếu tố luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt, cá...), nên nếu sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, không rối loạn hấp thụ ở đường tiêu hóa thì không thiếu, không cần bổ sung.
- Tuy nhiên, việc quảng cáo quá mức về thuốc bổ, Vitamin và khoáng chất đang làm tình trạng lạm dụng thuốc lan tràn, phổ biến hơn, gây những tai biến khó lường do... thừa Vitamin và khoáng chất.
Những nguy hiểm nào dẫn đến bổ sung vitamin và khoáng chất quá liều?
Thừa Vitamin cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể trẻ, chẳng hạn như:
- Thừa Vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Vitamin A cũng có thể gây quái thai, vì vậy không nên dùng cho mẹ ngay trước thời kỳ mang thai và đặc biệt không nên dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
- Thừa Vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
- Do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp thừa Vitamin C, nhưng nếu dùng liều cao theo đường uống có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy. Dùng đường tiêm với liều cao có thể gây tan máu, đặc biệt ở những người thiếu men G6PD.
- Thừa Vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Có trường hợp bổ sung Vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh.
- Thừa Vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da.
- Thừa canxi dẫn gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp...xương cốt hoá sớm có thể bị thấp chiều cao
- Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm săt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim
- Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hoá…
Ngoài ra một số bậc phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ cũng có thể vô tình làm cho trẻ bị thiếu Vitamin và các vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc. Sulfamid, Methotrexat... làm giảm hấp thụ các Vitamin nhóm B; Vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ Vitamin A; Vitamin C liều cao làm phá hủy Vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt...
Khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng thuốc cần chú ý những điều gì ?

Cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng xấu do dùng quá liều. Điều này là vô cùng quan trọng. Thiếu vitamin và khoáng chất đã không tốt cho sức khỏe, nhưng nếu thừa thì nguy hiểm không kém.  Trong trường hợp trẻ phải dùng thuốc dài ngày, dùng liều cao hoặc dùng các chế phẩm có quá nhiều thành phần vitamin và chất khoáng trong một viên thuốc, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa nhi.
- Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.
 - Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.
 biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, bé biếng ăn, be bieng an, dinh dưỡng, suy dinh dưỡng , biếng ăn, bé biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, be bieng an, tre bieng an, lười ăn, bé lười ăn, luoi an, be luoi an,
Dinh dưỡng, dinh duong, suy dinh dưỡng, suy dinh duong, dinh dưỡng cho bé, dinh duong cho be, tư vấn dinh dưỡng, tu van dinh duong.
Vitamin cho bé, dung dịch vitamin, dung dịch hoa quả, liquid vitamin, bổ sung vitamin, bo sung vitamin , vatamin cho bé biếng ăn
Liquid vitamin cho bé, liquid for children, dung dịch hoa quả nhập khẩu mỹ, liquid vitamin for children.
Mọi thông thi về chăm sóc bé biếng ăn các mẹ có thể tham khảo ở web www.biengan.org và www.bekhoebengoan.com.vn để biết thêm thông tin hoặc gọi về số 0904 855 135 , 043 661 7869 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.


Có nên bổ sung vitamin B tổng hợp để trẻ ăn tốt?

Mặc dù vitamin B tổng hợp được coi là rất có lợi cho trẻ, nhất là giúp trẻ kích thích ăn uống, nhưng cha mẹ đừng lạm dụng loại vitamin này một cách thái quá.
Bạn có thể nhận được lợi ích vitamin B tổng hợp đối với trẻ. Vitamin B tổng hợp có chứa tất cả các vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với trẻ nhỏ vì nó có tác dụng kích thích ăn uống khá hiệu quả. Các vitamin này trong thực phẩm tự nhiên và cha mẹ cũng có thể dễ dàng bổ sung cho con mình.
Dưới đây là những lợi ích tốt nhất của các vitamin B và cách bổ sung vitamin B hiệu quả.
- Tăng năng lượng: Vitamin B1 và ​​B2 có tác dụng sản xuất năng lượng. Nếu không có đủ năng lượng, trẻ sẽ không thể thực hiện được bất kỳ loại hoạt động nào, kể cả vui chơi giải trí lẫn học tập, sinh hoạt. Các loại vitamin cũng tạo ra các enzym trong tim, dây thần kinh và cơ bắp.
- Giảm cholesterol ở trẻ: Nếu con bạn hay ăn đồ ăn nhanh, rất có thể bạn sẽ cần phải dùng đến nhóm vitamin B3. Vitamin này có tác dụng giảm cholesterol trong máu và thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh. tương tự như vậy, máu trong cơ thể sẽ sẽ lưu thông tốt hơn.
- Sản sinh các kích thích tố: Vitamin B3 và vitamin B7 là hai trong số các vitamin tổng hợp giúp cơ thể sản xuất các kích thích tố và hóa chất khác trong cơ thể. Khi trẻ được bổ sung 2 loại vitamin này thì cơ thể trẻ sẽ tự biết cách điều tiết nội tiết và điều chỉnh chức năng cơ thể bao gồm chắc năng của máu, sinh sản và tiêu hóa.
- Điều chỉnh quá trình trao đổi chất: Cho dù trẻ được coi là khỏe mạnh đi chăng nữa thì một sự trao đổi chất không tốt ở cơ thể trẻ cũng có thể làm trẻ chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng đến chuyện học hành và sinh hoạt của con. Hầu như tất cả các vitamin B tổng hợp làm phá vỡ carbohydrate, tăng cường trao đổi chất và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vitamin B6 có lợi ở chỗ làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Khi hệ thống miễn dịch không gặp rắc rối, trẻ sẽ khỏe mạnh hơn. Vitamin B6 cũng tốt trong việc điều chỉnh lượng đường mà trẻ tiêu thụ, tránh nnguy cơ dẫn đến tiểu đường.
Mặc dù vitamin B tổng hợp được coi là rất có lợi cho trẻ, nhất là giúp trẻ kích thích ăn uống, nhưng cha mẹ đừng lạm dụng loại vitamin này một cách thái quá. Uống vitamin B quá liều có thể dẫn đến chóng mặt, ói mửa hoặc nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, hãy bổ sung vitamin B cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ.
biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, bé biếng ăn, be bieng an, dinh dưỡng, suy dinh dưỡng , biếng ăn, bé biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, be bieng an, tre bieng an, lười ăn, bé lười ăn, luoi an, be luoi an,
Dinh dưỡng, dinh duong, suy dinh dưỡng, suy dinh duong, dinh dưỡng cho bé, dinh duong cho be, tư vấn dinh dưỡng, tu van dinh duong.
Vitamin cho bé, dung dịch vitamin, dung dịch hoa quả, liquid vitamin, bổ sung vitamin, bo sung vitamin , vatamin cho bé biếng ăn
Liquid vitamin cho bé, liquid for children, dung dịch hoa quả nhập khẩu mỹ, liquid vitamin for children.
Mọi thông thi về chăm sóc bé biếng ăn các mẹ có thể tham khảo ở web www.biengan.org và www.bekhoebengoan.com.vn để biết thêm thông tin hoặc gọi về số 0904 855 135 , 043 661 7869 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.
 

Bổ sung vitamin C cho bé: Chuyện nhỏ mà không nhỏ

Thưa PGS, xin bà cho biết vai trò của Vitamin C đối với sự phát triển và sức đề kháng của trẻ em? Thái An (Tây Hồ, Hà Nội)
Trả lời: Vitamin C rất quan trọng với sự phát triển của trẻ em. Vitamin C tham gia vào sự phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể bé khỏi chứng cảm lạnh thông thường; không những thế, đó là còn là một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, tim mạch và viêm khớp. Đồng thời, Vitamin C giúp cơ thể bé sử dụng hiệu quả các vi chất như sắt, canci và acid folic.
Một trong những vai trò quan trọng của vitamin C đối với lứa tuổi từ 1 đến 6 là giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật như: dễ xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng, thiếu máu, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus…
Vì sao sức đề kháng ở lứa tuổi này là rất quan trọng, thưa PGS? Lan Anh (Ninh Bình)
Trả lời: Giai đoạn 1 – 5 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, cũng là giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở giai đoạn này sẽ để lại những di chứng lâu dài tới tuổi trưởng thành, ảnh hưởng tới tầm vóc và khả năng học tập của trẻ.
Giai đoạn này nhiều trẻ không còn được bú mẹ thì khả năng truyền miễn dịch từ mẹ sang con không còn. Vì vậy trẻ cần tự tạo kháng thể để chống lại sự nhiểm khuẩn. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng và khả năng miễn dịch cũng suy giảm theo.
Xin bà cho biết các nguồn bổ sung Vitamin C cho trẻ?Nam Khánh (Nghệ An)
Trả lời: Có 2 cách bổ sung vitamin C cho trẻ: một là từ dinh dưỡng – vitamin tự nhiên, hai là dưới dạng thuốc - viên nén hoặc siro - vitamin tổng hợp
Vitamin tự nhiên có trong các loại rau quả tươi với ưu điểm nổi bật là ở dạng phức hợp với các pectin và flavonoid, là những hợp chất vừa có tác dụng bảo vệ vừa ổn định được hoạt tính của vitamin C.
Trong phức hợp với pectin do có khối lượng phân tử rất cao nên vitamin C được thải trừ qua nước tiểu chẩm (sau khi ăn uống 12 giờ chỉ thải bằng 1/7 vitamin C tổng hợp).
Mặt khác, do sự có mặt của flavonoid trong rau quả nên vitamin C được cơ thể dự trữ lâu, nhất là ở tuyến thượng thận. Song cần lưu ý: vitamin C rất dễ bị phá hủy. Rau úa héo coi như mất hết vitamin C.
Khi luộc, nấu rau quả cũng cần lưu ý nếu nấu không đúng cách – cho rau vào ngay từ lúc nước lạnh, hoặc nấu xong để lâu và hâm đi hâm lại cũng làm mất gần hết vitamin C.
Với quả ngọt thì cần ăn tươi. Nói chung các loại rau quả đều có vitamin C, đặc biệt có nhiều là bưởi, cam chanh, quít, nhãn, vải, đu đủ…
Có nên cho trẻ bổ sung vitamin C hằng ngày, thưa PGS? Kim Huệ (Gia Lâm, Hà Nội)
Trả lời: Vitamin C là loại hợp chất mà cơ thể người không thể tự tổng hợp, cần được bổ sung. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng không thể “để dành” vitamin C nên sẽ hao hụt nhanh. Vì vậy, cần bổ sung vitamin C cho trẻ thường xuyên trong các trường hợp sau:
- Khi trẻ không ăn đủ lượng rau xanh, quả chín để cung cấp đủ vitamin C thì nên bổ sung thêm vitamin C.
- Khi trẻ nhiễm khuẩn, nhiễm virut thì nên bổ sung vitamin C để giúp nâng cao miễn dịch cho trẻ, chống lại tác nhân gây bệnh.
- Khi trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt, nên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu sắt
Xin PGS cho biết, thời gian nào trẻ uống vitamin là tốt nhất? Thanh Lan (TP Đồng Hới, Quảng Bình)
Trả lời: Nên cho trẻ uống vitamin C vào buổi sáng thì cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn vào buổi tối, và nếu uống vào buổi tối sẽ làm cho trẻ khó ngủ. Không cho trẻ uống vitamin C ngay trước bữa ăn, dễ đau dạ dày. Cũng không uống ngay sau bữa ăn vì khiến sự hấp thụ thức ăn của trẻ bị kém đi.
  biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, bé biếng ăn, be bieng an, dinh dưỡng, suy dinh dưỡng , biếng ăn, bé biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, be bieng an, tre bieng an, lười ăn, bé lười ăn, luoi an, be luoi an,
Dinh dưỡng, dinh duong, suy dinh dưỡng, suy dinh duong, dinh dưỡng cho bé, dinh duong cho be, tư vấn dinh dưỡng, tu van dinh duong.
Vitamin cho bé, dung dịch vitamin, dung dịch hoa quả, liquid vitamin, bổ sung vitamin, bo sung vitamin , vatamin cho bé biếng ăn
Liquid vitamin cho bé, liquid for children, dung dịch hoa quả nhập khẩu mỹ, liquid vitamin for children.
Mọi thông thi về chăm sóc bé biếng ăn các mẹ có thể tham khảo ở web www.biengan.org và www.bekhoebengoan.com.vn để biết thêm thông tin hoặc gọi về số 0904 855 135 , 043 661 7869 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.


Bí quyết bổ sung vitamin cho bé yêu

Những trẻ nào cần bổ sung vitamin?

- Những trẻ lười ăn và kén ăn.

- Khi bé mắc các căn bệnh mãn tính như hen suyễn, các bệnh liên quan đến tiêu hoá, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ đang điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, trong trường hợp này việc bổ sung vitamin cho trẻ như thế nào về số lượng cũng như loại vitamin nào bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.

- Những trẻ thường xuyên phải áp dụng chế độ luyện tập có liên quan đến thể lực.

- Đối với trẻ thường xuyên ăn nhiều các bữa ăn nhanh.

- Những trẻ uống nhiều loại đồ uống có chứa cacbonate soda, bởi loại nước này có thể “lọc” đi các loại vitamin và khoáng chất có trong cơ thể.
 
6 loại vitamin và khoáng chất có lợi cho bé
 
Vitamin A: Cho bé làn da khoẻ mạnh, tăng cường thị lực; giúp cơ thể tránh được các bệnh truyền nhiễm và thậm chí còn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh khác.

Vitamin A có nhiều trong các loại sữa, bơ, trứng, các lọai rau xanh và trái cây như carot, khoai lang và bí ngô. Từ 1 đến 3 tuổi, bé cần 400mcg mỗi ngày.  
 
Vitamin B: Nhóm vitamin B gồm có vitamin B2, B3, B6 và B12. Vitamin B có tác dụng tuần hoàn máu, ổn định hệ thần kinh.

Vitamin B có nhiều trong nhóm thực phẩm gồm có thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa, bơ, đậu tương.
 
Vitamin C: Giúp săn chắc các cơ bắp, tái tạo da và các tế bào.

Muốn bổ sung vitamin C, bạn đừng quên ăn các loại trái cây thuộc họ cam quýt, dâu tây, kiwi, cà chua, rau xanh như bông cải xanh. Từ 1 đến 3 tuổi, bé cần 15mcg vitamin C mỗi ngày.
 
Vitamin D: có khả năng giúp chắc răng, khoẻ xương và đặc biệt có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi.

Vitamin D có nhiều trong sữa, bơ, sữa chua, lòng đỏ trứng, dầu cá. Trẻ từ 2 đến 13 tuổi đều cần 200 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày (tương đương với 5 mcg)
 
Canxi: giúp chắc khoẻ xương, bạn có thể giúp trẻ bổ sung lượng canxi thông qua các loại thực phẩm như sữa, bơ, sữa chua.  Từ 1 đến 3 tuổi, bé cần 500mcg canxi mỗi ngày
 
Sắt: cần thiết cho sự hình thành và tạo nên các loại tế bào máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của các bé gái khi bước vào dậy thì.

Sắt tập trung nhiều trong các loại thịt đỏ, mận khô, đậu. Từ 2 - 8 tuổi, bé cần 10mcg sắt mỗi ngày. Khi chọn thực phẩm bạn hãy chú ý tới thành phần ghi trên bao bì. Nếu một phần thực phẩm cung cấp khoảng 18mcg sắt thì đó là lượng cần thiết của người lớn.

Biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, bé biếng ăn, be bieng an, dinh dưỡng, suy dinh dưỡng , biếng ăn, bé biếng ăn, trẻ biếng ăn, biếng ăn, bé bieng an, tre bieng an, lười ăn, bé lười ăn, luoi an, be luoi an,
Dinh dưỡng, dinh duong, suy dinh dưỡng, suy dinh duong, dinh dưỡng cho bé, dinh duong cho be, tư vấn dinh dưỡng, tu van dinh duong.
Vitamin cho bé, dung dịch vitamin, dung dịch hoa quả, liquid vitamin, bổ sung vitamin, bo sung vitamin , vatamin cho bé biếng ăn
Liquid vitamin cho bé, liquid for children, dung dịch hoa quả nhập khẩu mỹ, liquid vitamin for children.
Mọi thông thi về chăm sóc bé biếng ăn các mẹ có thể tham khảo ở web www.biengan.org và www.bekhoebengoan.com.vn để biết thêm thông tin hoặc gọi về số 0904 855 135 , 043 661 7869 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.

Bổ sung vitamin D cho bé

Vitamin D còn có tên gọi ‘vitamin từ ánh nắng’, rất cần thiết cho sự phát triển xương, tăng chiều cao, củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.
Thiếu vitamin D có liên quan đến bệnh còi xương ở bé và loãng xương ở người trưởng thành.Vì thế, cha mẹ cần chú ý tránh để bé bị thiếu hụt viatmin D, đảm bảo cho bé có một khung xương chắc, khỏe.
Xương của bé thường mỏng, dễ gãy

Ở bé, thiếu vitamin D sẽ dẫn tới các bệnh về xương, đặc biệt là còi xương. Còi xương phổ biến nhất với bé 3-18 tháng tuổi và có thể dẫn tới những vấn đề về xương sau này.
Chứng còi xương có thể được ngăn ngừa bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, còi xương dễ xuất hiện khi bé thiếu (ít) tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhóm bé bú mẹ liên tục (nhất là khi mẹ thiếu vitamin D) và nhóm bé hầu như không được tắm nắng (lại không ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D) rất dễ bị còi xương.
Hàm lượng vitamin D cho bé

Hàm lượng vitamin D được chỉ định dành cho bé là không quá 200-400IU mỗi ngày, từ 2 tháng tuổi đến giữa tuổi thiếu niên.
Nhóm bé bú mẹ hoàn toàn có thể được chỉ định dùng kết hợp sữa công thức giàu vitamin D hoặc bổ sung vitamin D. Nếu bé không nhận đủ lượng vitamin D mỗi ngày qua thức ăn và đồ uống thì việc bổ sung vitamin D cho bé là cần thiết, nhưng phải tuân theo chỉ định nghiêm ngặt từ bác sĩ.
Những cách thân thiện bổ sung vitamin D cho bé
1. Ăn cá
Cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu rất giàu vitamin D. Bé có thể ăn 2-3 phần cá loại trên mỗi tuần. 100g cá hồi đã rút xương chứa khoảng 350IU vitamin D; 100g cá ngừ cung cấp 200IU cho cơ thể.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin D khác là: gan bò, lòng đỏ trứng gà, nấm, phômai
2. Uống sữa

200ml sữa giàu vitamin D mỗi ngày cung cấp gần 100IU vitamin D cho cơ thể của bé. Nhưng uống hơn 2 cốc sữa mỗi ngày thì quá nhiều với bé. Vì thế, không nên cho bé uống nhiều sữa vì bé sẽ giảm hấp thu với các chất dinh dưỡng khác.
3. Ngũ cốc ăn dặm
Phần lớn các loại ngũ cốc ăn dặm đều chứa vitamin D. Dù không nhiều nhưng nó có thể cung cấp ít nhất 10% nhu cầu vitamin D mỗi ngày cho bé. Trước khi mua bất kỳ nhãn hiệu ngũ cốc ăn dặm nào, bạn hãy đọc thành phần trên bao bì để đảm bảo nó có bổ sung vitamin D.

Ngoài ra, bánh quy dinh dưỡng hoặc nhiều loại bánh có bổ sung vitamin D rất thích hợp trong bữa phụ của bé.
4. Tắm nắng, tiếp xúc với ánh nắng
Ngày nay, nhiều bé bị “giam” trong nhà với người trông bé hoặc bị “nhốt” trong nhà trẻ với ít hoạt động vui chơi ngoài trời. Kết quả, bé bị thiếu vitamin D do ít tiếp xúc với nắng.

Hãy cho bé vui chơi ngoài trời ít nhất 15-20 phút mỗi ngày, trừ khi thời tiết quá khắc nghiệt. Nắng ấm vào buổi sáng rất tốt cho bé. Hãy đưa bé đi công viên hoặc đơn giản là chơi ở sân chơi trong chốc lát.

Lưu ý: Nếu bạn thắc mắc về vitamin D cho bé, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé nhà bạn có thiếu vitamin D không. Sau đó, bác sĩ có thể cho bé bổ sung viên vitamin D.

biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, bé biếng ăn, be bieng an, dinh dưỡng, suy dinh dưỡng , biếng ăn, bé biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, be bieng an, tre bieng an, lười ăn, bé lười ăn, luoi an, be luoi an,
Dinh dưỡng, dinh duong, suy dinh dưỡng, suy dinh duong, dinh dưỡng cho bé, dinh duong cho be, tư vấn dinh dưỡng, tu van dinh duong.
Vitamin cho bé, dung dịch vitamin, dung dịch hoa quả, liquid vitamin, bổ sung vitamin, bo sung vitamin , vatamin cho bé biếng ăn
Liquid vitamin cho bé, liquid for children, dung dịch hoa quả nhập khẩu mỹ, liquid vitamin for children.
Mọi thông thi về chăm sóc bé biếng ăn các mẹ có thể tham khảo ở web www.biengan.org và www.bekhoebengoan.com.vn để biết thêm thông tin hoặc gọi về số 0904 855 135 , 043 661 7869 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.
 

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

4 nhóm thực phẩm giúp trẻ khỏe mạnh


1. Bổ sung các thực phẩm chứa can-xi
Mùa xuân là mùa trẻ phát triển nhanh nhất cả về thể chất và chiều cao. Do tốc độ phát triển nhanh, nhu cầu can-xi của cơ thể bé cũng tăng theo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu can-xi của trẻ thay đổi theo lứa tuổi, bổ sung can-xi hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt.
Thông thường, các bé dưới 1 tuổi mỗi ngày cần nạp 300 - 400mg can-xi vào cơ thể. Bé 1-4 tuổi mỗi ngày cần 600mg. Trẻ 4-7 tuổi mỗi ngày cần 800mg. Từ 7 tuổi trở lên, mỗi ngày trẻ cần 1.000mg can-xi.
Các mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu can-xi như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các chế phẩm từ đậu: đậu tương, đậu phụ…
- Các loại hải sản: tôm, cua, rong biển, ốc…
- Các loại thịt và trứng: thịt gà, thịt vịt, trứng…
- Các loại rau: rau cần, cà rốt, vừng, mộc nhĩ đen, nấm…
- Các loại trái cây tươi và quả khô: chanh, táo, nho khô, lạc, sen…
Lưu ý: Các mẹ nên chú ý cân bằng các nguồn can-xi cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ không nên cho bé dùng nhiều các thực phẩm nhiều muối, có hàm lượng protein và chất béo cao, hay các đồ ngọt, nước ngọt, nước có ga… để tránh gây trở ngại cho việc hấp thụ can-xi của cơ thể.
2. Các thực phẩm chứa axit béo không no
Cho bé ăn các thực phẩm chứa dầu thực vật
Do sự phát triển của bé tăng nhanh vào mùa xuân nên não bộ của trẻ cũng ở trạng thái “cao trào”, bởi vậy cần bổ sung kịp thời các axit béo không no. Theo các chuyên gia, axit béo không no là thành phần dinh dưỡng quan trọng cho hệ thần kinh và trí não, hàm lượng này không đủ sẽ gây ảnh hưởng đến trí nhớ và năng lực tư duy, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Do cơ thể con người không thể tự tổng hợp thành chất này nên cần nạp từ các nguồn thực phẩm thích hợp. Thông thường, chất béo động vật chủ yếu chứa axit béo no, chất béo thực vật chủ yếu chứa axit béo không no. Để cung cấp đủ axit béo không no cho bé, khi làm thức ăn cho trẻ, các mẹ nên dùng dầu thực vật, đồng thời cho bé ăn các thực phẩm chứa dầu thực vật như lạc, vừng đen, hồ đào…
Lưu ý: Cần cân bằng chất béo động vật và thực vật nhưng không có nghĩa là cho bé ăn nhiều thực phẩm chiên rán.
3. Ăn các thực phẩm giàu vitamin
Mùa xuân bé dễ bị chốc mép, chảy máu lợi, da khô ráp… các triệu chứng trên đều bắt nguồn từ việc thiếu vitamin. Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin còn dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, hay mắc các bệnh hô hấp, dạ dày và đại tràng. Theo các chuyên gia, vitamin là các hợp chất hữu cơ không thể thiếu cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu trong bữa ăn hàng ngày của bé thiếu vitamin A sẽ gây bệnh khô mắt, da khô nứt, và các bệnh về hô hấp; thiếu vitamin B gây viêm lưỡi, tróc mép, nứt môi…; thiếu vitamin D khiến cơ thể thiếu can-xi…
Các mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé qua các nguồn thực phẩm phong phú:
- Vitamin A: rau quả màu xanh sẫm hoặc vàng sẫm, dầu gan cá, gan động vật…
- Vitamin B: thịt nạc, trứng , sữa, các chế phẩm từ đậu, ngũ cốc, cà rốt, cá…
- Vitamin C: các loại rau xanh, các loại quả họ cam quýt…
- Vitamin D: dầu gan cá, gan động vật, sữa, lòng đỏ trứng…
- Vitamin E: trứng, gan động vật, các loại thịt…
Lưu ý: Các mẹ tốt nhất nên thông qua sự tư vấn của bác sỹ để tìm hiểu xem bé cần bổ sung loại vitamin nào. Bữa ăn hàng ngày cũng cần kết hợp cân bằng các nguồn thực phẩm.
4. Các nguồn thực phẩm “thuốc”
Các mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm “thuốc” để tăng cường hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia, một số loại thực phẩm mang đặc tính của thuốc rất có lợi cho sức khoẻ của bé. 
biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, bé biếng ăn, be bieng an, dinh dưỡng, suy dinh dưỡng , biếng ăn, bé biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, be bieng an, tre bieng an, lười ăn, bé lười ăn, luoi an, be luoi an,
Dinh dưỡng, dinh duong, suy dinh dưỡng, suy dinh duong, dinh dưỡng cho bé, dinh duong cho be, tư vấn dinh dưỡng, tu van dinh duong.
Vitamin cho bé, dung dịch vitamin, dung dịch hoa quả, liquid vitamin, bổ sung vitamin, bo sung vitamin , vatamin cho bé biếng ăn
Liquid vitamin cho bé, liquid for children, dung dịch hoa quả nhập khẩu mỹ, liquid vitamin for children.
Mọi thông thi về chăm sóc bé biếng ăn các mẹ có thể tham khảo ở web www.biengan.org và www.bekhoebengoan.com.vn để biết thêm thông tin hoặc gọi về số 0904 855 135 , 043 661 7869 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.
 

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin

Nhiều bà mẹ phàn nàn rằng đã cho con mình ăn uống đầy đủ, các cháu vẫn phát triển tăng cân như bình thường... nhưng thường hay quấy khóc về đêm, có cháu lại hay ra mồ hôi trộm hay da dẻ không mịn màng như da trẻ khác, phải chăng do trẻ bị thiếu vitamin?
Đáp ứng những thắc mắc trên của bạn đọc, chúng tôi xin giới thiệu một cách tóm tắt một số biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin và cách dự phòng để bạn đọc tiện tham khảo.
Thiếu vitamin A
Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái tháo đường... sẽ bị thiếu vitamin A. Dấu hiệu khô mắt là biểu hiện đặc trưng, mắt cảm thấy khô, trẻ sợ ánh sáng, ít nước mắt. Da của trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi.
Vì thiếu vitamin A nên trẻ chậm lớn, mệt mỏi, không chịu chơi. Dự phòng và điều trị: cho trẻ bú sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung, ăn dặm đúng thời gian, đủ số lượng theo lứa tuổi, đủ chất, với chế độ ăn giàu mỡ, ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng gà, gan... Nên cho trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần.
thieu-vitamin, trẻ thiếu vitamin
Không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường ở trẻ vì có thể con bạn đang bị thiếu vitamin
Thiếu vitamin B1
Vitamin B1 rất cần để tổng hợp ra acetincholin, nếu để thiếu sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh. Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít...
Dự phòng và điều trị: cho trẻ uống, tiêm vitamin B1 liều cao, sau giảm dần. Chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.
Thiếu vitamin C, E
Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng chỉ có người lớn mới cần bổ sung vitamin C, E. Thế nhưng nếu thiếu vitamin C trẻ sẽ bị: sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E: trẻ bị thiếu máu, xuất hiện creatin niệu... Lúc này cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua, bưởi...
Thiếu vitamin PP
Bệnh thường thấy ở trẻ ăn bột, ăn ngô, hoặc những trẻ ở tập thể không được ăn đầy đủ, trẻ có rối loạn tiêu hóa mạn tính. Trẻ thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong do viêm phổi, viêm thận. Điều trị và dự phòng: cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.
Thiếu vitamin K
Nếu thiếu hay hấp thu không được vitamin K ở ruột sẽ làm giảm prothrombin máu và giảm sự tổng hợp proconvertin ở gan. Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày thứ 3-5 sau khi đẻ vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa. Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc...) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K.
Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật... nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K.
Dự phòng: cách tốt nhất là cho thai phụ uống hoặc tiêm vitamin K trước khi sinh và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.
Thiếu vitamin D hay bệnh còi xương
Trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, photpho. Nếu thấy trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết bò, đi; khi ngủ trẻ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu... thì chắc chắn trẻ bị thiếu vitamin D. Điều trị và phòng bệnh: ngoài việc dùng vitamin D, muối canxi thì ăn uống và cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Nên cho trẻ ăn nhiều đạm, ăn các thức ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá...
Trong thời gian mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất như thịt, cá, rau tươi... Trong năm đầu, nên tắm nắng hằng ngày cho trẻ vào thời gian trước 10 giờ sáng. Chỗ ở của trẻ phải thoáng mát, có ánh sáng mặt trời, nên cho trẻ ra ngoài trời vào tháng thứ 2 (tùy theo thời tiết). Nếu trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng, ngày thứ 8 sau khi đẻ cho trẻ uống vitamin D.
Tóm lại, khi thấy trẻ có các biểu hiện thiếu vitamin như đã nêu cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc vì dù là vitamin nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đúng liều dễ gây ngộ độc dẫn đến hậu quả khôn lường.
biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, bé biếng ăn, be bieng an, dinh dưỡng, suy dinh dưỡng , biếng ăn, bé biếng ăn, trẻ biếng ăn, bieng an, be bieng an, tre bieng an, lười ăn, bé lười ăn, luoi an, be luoi an,
Dinh dưỡng, dinh duong, suy dinh dưỡng, suy dinh duong, dinh dưỡng cho bé, dinh duong cho be, tư vấn dinh dưỡng, tu van dinh duong.
Vitamin cho bé, dung dịch vitamin, dung dịch hoa quả, liquid vitamin, bổ sung vitamin, bo sung vitamin , vatamin cho bé biếng ăn
Liquid vitamin cho bé, liquid for children, dung dịch hoa quả nhập khẩu mỹ, liquid vitamin for children.
Mọi thông thi về chăm sóc bé biếng ăn các mẹ có thể tham khảo ở web www.biengan.org và www.bekhoebengoan.com.vn để biết thêm thông tin hoặc gọi về số 0904 855 135 , 043 661 7869 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn.